Cách Chọn Lựa Thiết Bị Đóng Cắt Để Sử Dụng Hiệu Quả Nhất
Trên thị trường hiện nay, những thiết bị đóng cắt được sử dụng ngày càng nhiều và rộng rãi trong các hệ thống điện. Vậy bản chất thực sự của chúng là gì mà lại được nhiều người tin chọn và dùng nhiều đến thế. Tiến Duy sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về cách chọn lựa thiết bị đóng cắt sao cho phù hợp để bạn có thể tối ưu được hiệu quả sử dụng của nó!
Thông tin về thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt là gì
Theo tên tiếng Anh thì thiết bị đóng cắt còn có tên gọi khác là CB – Circuit Breaker. Còn gọi với tiếng Nga là aptomat. CB còn có thể là khí cụ điện với chức năng chính là đóng ngắt mạch điện. Nhằm để bảo vệ sự quả tải, ngắn mạch hay sụt áp cho mạch điện.
Đúng với tên gọi của nó, thiết bị đóng cắt đóng một vai trò rất quan trọng trong một hệ thống điện. Mục đích chính là đảm bảo cho động cơ của các thiết bị điện trong hệ thống có thể vận hành một cách ổn định. Trong một thời gian dài, quan trọng hơn chính là bảo vệ được sự an toàn cho người sử dụng điện nếu chẳng may xảy ra sự cố gì.
Các thông số chính cần quan tâm
l Ivmax =< I đm
U đm lưới =< U đm
I nmax=< K.I Iv max. Icđm =< I đm. Đây chính là dòng cắt định mức của các thiết bị, nên cần phải lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất một cách có thể. Tức là ngắn mạch ngay tại phía sau của thiết bị so với nguồn. Ta sẽ có thể tính điểm ngắn mạch trên thanh góp để lựa chọn dòng cắt của nhiều thiết bị đóng cắt nối trên đó.
Chọn thiết bị đóng cắt sao cho hợp lý, để có thể thỏa mãn được các tính toán trên.
Tuy nhiên, việc chọn lựa cũng cần phải phụ thuộc rất nhiều vào việc người dùng chọn dây dẫn chuẩn nữa.
Ngoài ra thì trong quá trình chọn lựa còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc phụ tải. Thiết bị sẽ không hoạt động được nếu như quá tải ngắn hạn. Điều này thường thấy trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khi mở máy động cơ điện. Hay dòng điện cực đại trong các phụ tải công nghệ.
Nó sẽ có một yêu cầu chung chính là dòng điện định mức trên các phần tử bảo vệ phải nhỏ hơn dòng điện tính toán của mạch điện.
Cũng tùy theo vào đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể trên từng phụ tải. Bạn sẽ phải được hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức phù hợp của từng phần tử bảo vệ sẽ bằng 1,25; 1,5 hoặc lớn hơn khi mà phải so sánh với dòng điện tính toán trong mạch.
Có những loại thiết bị đóng cắt nào?
Trên thị trường hiện nay, có một số thiết bị đóng cắt được sử dụng phổ biến như: ACB, VCB, MCCB, MCB, RCBO, ELCB, RCCB. Vậy đó là những loại như nào?
ACB
ACB ( Air Circuit Breaker ) còn được biết đến với một tên gọi khác chính là máy cắt không khí có chức năng chính là bảo vệ hiện tượng ngắn mạch hay quá tải. Thường giành cho những dòng điện có dòng tải từ 400A trở lên. Lúc này mọi người đã có thể sử dụng ACB.
VCB
VCB ( Vacuum Breaker ) thường được mọi người gọi là máy cắt chân không. Mọi người thường được sử dụng cho mạng điện áp trung thế từ 6,6 kV trở lên.
MCB
MCB ( Miniature Circuit Breaker ) là một aptomat ở dạng tép. Thiết bị này có dòng cắt cố định và dòng cắt quá tải thấp ( 100A/ 10kA ).
MCCB
MCCB (Moulded Case Circuit Breaker ) thì lại là một dạng aptomat ở dạng khối. Nó có dòng cắt ngắn mạch lên tới 80 kA và dòng cắt định mực lên đến 2400A.
ELCB
ELCB ( Earth Leakage Circuit Breaker ) hay còn được biết đến với một cái tên khác là thiết bị chống dòng r. Nhưng thật chất đây là một loại MCCB hay MCB có thêm bộ cảm biến dòng rò. ELCB vừa cho để bảo vệ sự quá tải, ngắn mạch và bảo vệ dòng r.
RCBO
RCBO ( Residual Curent Circuit Breaker ưith Overcurrent Protection ). Một thiết bị chống dòng rò có kích thước giống như MCB 1P+N những sẽ có thêm bộ bảo vệ quá dòng cho hệ thống điện.
RCCB
RCCB ( Ressidual Current Circuit Breaker ), một thiết bị đóng cắt dòng rò loại 2 tép và loại 4 tép.
Cách chọn lựa thiết bị đóng cắt
CB cần phải được ngắt với trị số của dòng điện ngắn mạch lớn, có thể là từ vài chục KA. Sau khi cho ngắt dòng điện ngắn mạch, CB sẽ phải đảm bảo làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.
Chế độ làm việc ở định mức trên CB phải là là chế độ làm việc dài hạn. Nghĩa là trị số cho dòng điện định mức chạy qua CB lâu tùy ý. Mặt khác chính là mạch dòng điện trên CB cần phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch ) lúc các tiếp điểm đã đóng hay chỉ đang đóng.
Để nâng cao về tính ổn định nhiệt và điện động trên các thiết bị điện. Hạn chế xảy ra sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB sẽ phải có thời gian cắt bé. Muốn được như vậy thì cần phải kết hợp thực lực cả thao tác cơ học cùng với thiết bị dập hồ quang bên trong CB.
Để đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý cho sản phẩm. Bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Duy Thắng
Phone : 096 741 24 86
Mail : salestienduy@gmail.com
Skype: luuduythang@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Thietbidiengiarehanoi
Shopee: https://shopee.vn/tienduy.pro
ĐỊA CHỈ: LK458 DV12 Đìa Lão, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
>>> Có thể bạn quan tâm:
Khởi Động Từ là gì? Cấu tạo, ứng dụng và nguyên lý hoạt động
Khởi động từ 1 pha là gì? Cấu tạo và ứng dụng
Thiết Bị Đóng Cắt – Chức Năng Và Công Dụng Của Nó
Để lại một bình luận